Ở tuổi 36, nữ quái Lady Gaga ăn 5 bữa trong 1 ngày khiến dân tình choáng
Những người đang bị viêm khớp hay đau khớp cũng sẽ cảm thấy khó chịu khi trời trở lạnh. Trời lạnh sẽ khiến khớp xương của họ dễ bị viêm, đau và cứng khớp, theo chuyên trang sức khỏe Medical News Today (Anh).Để bảo vệ sức khỏe, mọi người có thể áp dụng những cách sau:Các chuyên gia cho biết kiểm soát hen suyễn khi mùa đông đến là điều rất quan trọng với sức khỏe đường hô hấp. Điều đầu tiên là người bệnh cần thảo luận với bác sĩ và dùng thuốc theo đúng chỉ định.Ngoài ra, người bệnh cũng cần áp dụng một số biện pháp phòng ngừa. Khi ra ngoài trời lạnh, mũi và miệng cần được che lại bằng khăn hay khẩu trang để làm ấm không khí trước khi hít vào. Họ cần uống nhiều nước hơn, đồng thời dọn dẹp và lau bụi trong nhà, giặt ga trải giường, mền hằng tuần để loại bỏ bụi và các tác nhân gây dị ứng.Nhiều bằng chứng nghiên cứu cho thấy thời tiết lạnh hơn khiến mọi người ở trong nhà nhiều hơn. Điều này làm giảm mức độ hoạt động thể chất. Tuy nhiên, vận động thể chất thường xuyên rất quan trọng với sức khỏe tổng thể, không chỉ giúp ngăn tăng cân, giảm mệt mỏi mà còn cải thiện tâm trạng, tăng cường sức khỏe xương và hệ miễn dịch.Chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng rất cần thiết vào mùa đông vì giúp cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho hệ miễn dịch khỏe mạnh. Những dưỡng chất này là vitamin A, C, D, E, kẽm, sắt, omega-3 và một số dưỡng chất khác. Khi có đủ các chất này, hệ miễn dịch sẽ có đủ khả năng chống lại các bệnh thường gặp vào mùa đông như cảm lạnh và cúm.Vào mùa đông, chúng ta không đổ nhiều mồ hôi nhưng vẫn mất rất nhiều nước qua da. Đặc biệt, không khí khô lạnh sẽ khiến cơ thể dễ bị mất nước hơn.Thiếu nước không chỉ dẫn đến việc cơ thể mất nước mà còn làm tăng nguy cơ sỏi thận, nhiễm trùng đường tiết niệu và táo bón. Cơ thể sử dụng nước để duy trì thân nhiệt. Do đó, cơ thể mất nước khiến chúng ta gặp khó khăn khi duy trì thân nhiệt và cảm thấy lạnh hơn. Uống đủ nước cũng sẽ giúp tăng cường miễn dịch và giảm nguy cơ nhiễm trùng, theo Medical News Today.Tranh cãi vị trí HLV cho mục tiêu khủng của U.23 Thái Lan
Ngày 3.1, theo nguồn tin của PV Thanh Niên, ông Đỗ Văn Để, Hiệu trưởng Trường THPT Phan Ngọc Hiển (H.Năm Căn, Cà Mau), xác nhận với PV Thanh Niên trường đã triển khai quyết định kỷ luật khiển trách đối với ông N.C.N, giáo viên môn sinh học của trường. Quyết định kỷ luật này được ký vào ngày 19.12.2024.Lý do kỷ luật là ông N.C.N nhận tiền dạy kèm học sinh thi lại với giá không hợp lý gây dư luận xấu đến uy tín của tập thể sư phạm nhà trường, đến cá nhân và đồng nghiệp.Trước đó, ông N.C.N bị một giáo viên trong trường tố cáo có hành vi nhận tiền tác động cho em N.T.Đ.K (học sinh lớp 11C5 do ông N. làm chủ nhiệm, năm học 2022-2023) lên lớp với số tiền 7 triệu đồng. Sau đó nhà trường đã chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra yêu cầu xác minh vi phạm của ông N.Cụ thể, ngày 29.12.2024, Cơ quan CSĐT Công an H.Năm Căn nhận được công văn của Trường PTTH Phan Ngọc Hiển về việc chuyển hồ sơ xem xét vi phạm đối với ông N.C.N. Một ngày sau, tức ngày 30.12.2024, Cơ quan CSĐT Công an H.Năm Căn có công văn phúc đáp cho Trường THPT Phan Ngọc Hiển. Công văn phúc đáp thể hiện, qua nghiên cứu hồ sơ nhận thấy cuối năm học 2022-2023, ông N.C.N tự ý tổ chức dạy thêm môn văn cho học sinh N.T.Đ.K do ông làm giáo viên chủ nhiệm, được sự đồng ý của phụ huynh của em K. Vì vậy không có căn cứ xác định ông N.C.N lợi dụng chuyên môn, nghiệp vụ được phân công để ép buộc, vòi nhận tiền từ phụ huynh để nâng khống điểm thi lại hoặc nâng hạnh kiểm của em K., nên không có dấu hiệu của tội phạm.Được biết trong hồ sơ tố cáo, người tố cáo cung cấp nhiều chứng cứ, trong đó có đoạn ghi âm phụ huynh kể lại chuyện mình bị giáo viên chủ nhiệm của con đề nghị chuyển tiền để con được tác động lên lớp và người bị tố cáo chuyển tiền trả lại sau khi vụ việc được phát hiện. Ngoài ra, trong đơn tố cáo còn có một số vấn đề liên quan đến quản lý, thu - chi, đầu tư cơ sở vật chất, thi đua khen thưởng và các hoạt động khác tại Trường THPT Phan Ngọc Hiển...Ngày 3.1, ông Trần Ngọc Lên, Phó chánh Thanh tra Sở GD-ĐT Cà Mau, cho biết nội dung đơn chưa đủ điều kiện để xem xét là tố cáo mà thuộc phạm vi kiến nghị, phản ánh. Thanh tra Sở vẫn sẽ tiến hành xác minh để trả lời cho người gửi đơn.
Link xem trực tiếp Thanh Thúy đấu Bích Tuyền, bán kết bóng chuyền VTV9-Bình Điền hôm nay
Mở màn chương trình là phần hiện sân khấu hóa lễ thiết đại triều Nguyên đán dưới triều Nguyễn. Lễ thiết triều là một nghi lễ triều hội của triều Nguyễn, tổ chức vào ngày mùng một tết với nghi thức thiết đại triều ở điện Thái Hòa và thiết thường triều ở điện Cần Chánh (bên trong Đại nội Huế).Đầu tiên là những nghi thức đại triều ở sân và bên trong điện Thái Hòa. Nhà vua từ điện Cần Chánh ra Đại Cung Môn và lên điện Thái Hòa để thân hành chứng lễ...Trong buổi lễ, các quan sẽ dâng biểu chúc mừng nhà vua một năm mới an khang. Nhà vua sẽ ban ân thánh chỉ thưởng tiền và yến tiệc cho các quan vào đầu năm mới. Hai ống súng lệnh đặt ngoài sân điện Thái Hòa sẽ được bắn lên chào mừng năm mới.Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế cho biết, sau khi điện Thái Hòa hoàn thành trùng tu lớn vào năm 2024, dự kiến buổi lễ này sẽ được trung tâm thường xuyên tái hiện vào các dịp đặc biệt trong năm nhằm phục vụ du khách tham quan.Năm du lịch quốc gia và Festival Huế 2025 sẽ được tổ chức với các hoạt động liên tục kéo dài trong suốt năm, theo định hướng 4 mùa, tập trung vào 4 nhóm chương trình với trên 150 sự kiện cấp quốc gia và cấp tỉnh, trong đó, có trên 70 sự kiện chính.Bộ VH-TT-DL và các cơ quan T.Ư tổ chức 8 chương trình, sự kiện; TP.Huế chủ trì tổ chức 63 chương trình, sự kiện.Mỗi mùa lễ hội gắn với Năm du lịch quốc gia mang một chủ đề riêng, thể hiện sự đa dạng và phong phú của sắc màu văn hóa, thể hiện sự vươn mình của một cố đô xưa - thành phố trực thuộc trung ương ngày nay hòa quyện trong vận hội mới.Theo đó, lễ hội mùa xuân - "Xuân cố đô": với chuỗi lễ hội cung đình, lễ hội truyền thống, không gian văn hóa tết đặc sắc cùng các hoạt động vui chơi ngày xuân mang đậm dấu ấn kinh đô Huế xưa. Điểm nhấn là Festival võ thuật cố đô lần thứ I, chương trình nghệ thuật khai mạc năm du lịch quốc gia và sự kiện kỷ niệm 50 năm giải phóng Huế…Lễ hội mùa hạ - "Kinh thành tỏa sáng": tổ chức từ tháng 4 đến tháng 6 với điểm nhấn là chương trình nghệ thuật áo dài và Tuần lễ áo dài cộng đồng.Lễ hội mùa thu - "Huế vào Thu": tổ chức từ tháng 7 đến tháng 9, với điểm nhấn là chương trình Tết Trung thu, bao gồm các hoạt động: Hội đèn lồng quốc tế Huế 2025; Ngày hội quảng diễn lân - sư - rồng, trình diễn lân Huế và Hội rước đèn Trung thu đường phố.Lễ hội mùa đông - "Mùa đông xứ Huế": tổ chức từ tháng 10 đến tháng 12 gồm các chương trình mới tạo cho không khí mùa đông xứ Huế sôi động, ấm áp hơn, đồng thời tạo ra các loại hình vui chơi, giải trí cho du khách thưởng ngoạn trong thời gian lưu lại cố đô Huế. Điểm nhấn là lễ bế mạc năm du lịch quốc gia và Festival âm nhạc quốc tế; chương trình nghệ thuật Countdown - Chào đón năm mới 2026.Năm du lịch quốc gia ngoài là một sự kiện kinh tế - xã hội; văn hóa - du lịch tiêu biểu, còn gắn với kỷ niệm 50 năm giải phóng Huế đồng thời khẳng định vai trò và vị thế của một thành phố trực thuộc T.Ư. Đây cũng là cơ hội để các di sản văn hóa của Huế được tập trung quảng bá, lan tỏa mạnh mẽ đến cộng đồng, với hạt nhân là các di sản thế giới tại cố đô.Dịp này, lãnh đạo TP.Huế cũng đã tổ chức tặng hoa cho những du khách đầu tiên "xông đất" Đại nội Huế trong ngày đầu năm mới.
Ngày tết đến, chúng ta thường thấy người lớn lì xì cho trẻ nhỏ để chúc chăm ngoan, học giỏi. Mở rộng hơn, con cháu ngày nay cũng lì xì cho cha mẹ, ông bà để chúc sức khỏe, bình an. Bạn bè, đồng nghiệp lì xì nhau để chúc năm mới vạn sự như ý...Thượng tọa Thích Trí Chơn, Trưởng ban Văn hóa Phật giáo TP.HCM, Viện chủ tu viện Khánh An cho hay, lì xì xuất phát từ tiếng Trung Hoa 利事 (lợi sự), tức là chúc cho một năm mới với những điều lợi ích, may mắn.Tại Việt Nam, chúng ta hay tặng cho nhau một bao lì xì hình chữ nhật màu hồng hoặc màu đỏ, màu biểu tượng cho thành công, thắng lợi, hạnh phúc, an lành. Trong bao lì xì, đồng tiền lớn hay nhỏ không quan trọng.Thượng tọa Thích Trí Chơn chia sẻ, lì xì từ lâu đã trở thành một phong tục, có ý nghĩa gián tiếp nhắc nhở mọi người hãy làm những thiện sự (việc tốt) để có những hoa trái thiện lành. từ những nhân thiện để chúng ta có hoa trái thiện lành.Như vậy, chỉ là lời chúc, lì xì còn là một cách chúng ta nương vào đó để nhắc nhở mình làm những việc có lợi cho chính mình, mọi người xung quanh, xã hội và cả môi trường.Theo Viện chủ tu viện Khánh An, bao lì xì thường có màu đỏ có thể giải thích là do xuất phát từ lửa. Về cơ bản, chúng ta hay nói ngọn hồng nhưng màu của lửa được cụ thể hóa lên màu đỏ - màu của lợi ích, màu của thắng lợi, vinh quang, chói sáng. Bên cạnh đó, trong văn hóa của nhiều nước châu Á, màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn, cát tường, thịnh vượng... nói chung là màu của những điều tốt đẹp. Vì vậy, ngày tết không thể thiếu màu đỏ, bao lì xì đa phần của màu đỏ cũng vì mang ý nghĩa chúc cho nhau những điều tốt đẹp như vậy. Ngoài ra, ngày tết người Việt còn có tục đi chùa hái lộc. Theo thượng tọa Thích Trí Chơn, lộc là một mầm nhú ở trên các cây xanh, thường mùa xuân thì nảy nở đâm chồi. Người Việt xưa có tục lên chùa hái lộc đầu năm, theo thông lệ đó, người ta đến chùa sẽ cầm về chiếc lá, cành hoa ở chùa về nhà mang tính biểu tượng như lộc, từ đó sinh sôi nảy nở cho ra hoa thơm trái ngọt. Tất cả đều chỉ mang tính biểu tượng. Tuy nhiên, Viện chủ tu viện Khánh An cho hay, tục đi chùa hái lộc đầu năm đã không còn phù hợp trong lối sống hiện tại. Ngày nay, nhiều chùa ở Việt Nam được bao phủ bởi cây cối để cho góp phần cho không gian tươi xanh. "Nếu ai đi chùa đầu năm cũng hái lộc, bứt lá, bẻ cành, ngắt hoa thì sẽ rất phản cảm, mất đi hình ảnh đẹp, một môi trường nhiều người đến chiêm ngưỡng nên nếu có thể chúng ta chỉ cần quán nguyện lộc ở trong tâm thức của mình. Những hạt giống tươi tốt, đẹp, thơm trong trái tim mình cố gắng vun bồi, nuôi dưỡng thì có được lộc tốt nơi chính mình khi tiếp xúc Đức Phật hay hơn là mình bẻ cành, chiết lá mang về nó không còn phù hợp trong bối cảnh hôm nay", thượng tọa Thích Trí Chơn chia sẻ.
Điều chỉnh việc mở, tắt đèn đường hợp lý hơn
Ngày 27.2, Văn phòng UBND tỉnh Lâm Đồng, cho biết ông Trần Hồng Thái, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng vừa có văn bản giao các đơn vị liên quan cùng phối hợp triển khai dự án đầu tư hoàn thành tuyến tránh phía nam TP.Bảo Lộc (tuyến tránh TP.Bảo Lộc) sau hơn 4 năm ngưng trệ.Trước đó, ngày 9.2.2025, Bộ GTVT có văn bản bàn giao tuyến tránh TP.Bảo Lộc cho UBND tỉnh Lâm Đồng tiếp tục đầu tư hoàn thành dự án.Do đó, tỉnh Lâm Đồng giao Ban quản lý Dự án giao thông tỉnh làm chủ đầu tư dự án, triển khai lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư đối với dự án đầu tư hoàn thiện tuyến tránh TP.Bảo Lộc. UBND tỉnh Lâm Đồng giao Sở Tài chính xác định nguồn vốn thực hiện dự án; xác định khả năng cân đối vốn ngân sách địa phương và phối hợp với các sở, ngành có liên quan để thực hiện các trình tự thủ tục đầu tư hoàn thiện tuyến tránh TP.Bảo Lộc theo quy định.Như Thanh Niên đã thông tin, tuyến tránh TP.Bảo Lộc có tổng chiều dài gần 16 km, được khởi công từ năm 2017 với tổng vốn đầu tư hơn 800 tỉ đồng. Theo kế hoạch, tuyến đường này hoàn thành, đưa vào sử dụng trong năm 2019. Tuy nhiên, sau khi thi công được 70% khối lượng công việc do thiếu vốn, nên từ tháng 10.2020 đến nay dự án tạm dừng thi công.Trong hơn 4 năm qua, tuyến tránh này bị hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng gây lãng phí tài sản, ngân sách... Vào mùa mưa dọc tuyến đường tránh này nhiều lần xảy ra sụt lún, sạt lở nguy hiểm, ảnh hưởng đến đời sống người dân ở dọc tuyến. Dù có bảng cấm lưu thông, nhưng người dân địa phương vẫn đi lại và đã có nhiều vụ tai nạn giao thông xảy ra trên tuyến đường tránh này làm 3 người tử vong.